1. Skip to Menu
  2. Skip to Content
  3. Skip to Footer

Khoan cấy thép chờ

Kỹ thuật khoan cấy thép chờ cơ bản nhấtTrong thi công xây dựng thường phát sinh các hạng mục phải khoan cấy thép chờ nhưng chưa phải đơn vị nào cũng nắm rõ được những kỹ năng cơ bản nhất khi thi công. Hôm nay Công ty An Định sẽ giới thiệu những bước cần thiết giúp việc khoan cấy thép chờ được đảm bảo đúng kỹ thuật.

1. Các trường hợp phải khoan cấy thép chờ:

- Cấy thép chờ phục vụ công tác cải tạo, sửa đổi công trình cũ như : Bổ sung cột, dầm, mở rộng sàn, ban công ….
- Liên kết thép mới của đài móng, dầm móng, sàn tầng hầm, dầm tầng hầm vào tường vây barrett trong trường hợp thép chờ trước bị sai lệch, bị thiếu …
- Liên kết giữa cốt thép của cấu kiện đã hoàn thiện với cốt thép của cấu kiện mới khi không thể thi công toàn khối. liên kết Hệ giàn giáo, cốp pha biện pháp …
- Xử lý rủi ro trong quá trình thi công như thép gãy, thép để chờ không đúng vị trí hoặc những vị trí không thể đặt thép chờ trước trong quá trình thi công
- Liên kết kết cấu thép, khung xương nhôm kính với khung nhà BTCT trong hạng mục hoàn thiện : Thang thép, mái sảnh, mái đón, máng nước , vách nhôm kính …

2. Kỹ thuật khoan cấy thép chờ cơ bản:

Thi công khoan cấy thép chờ chuyên nghiệp của An Định Demolition

Hình 1: Khoan cấy thép chờ

- Khoan tạo lỗ với đường kính = đường kính cốt thép +4(Với cốt thép d<20, +5 với d=20,+8 với d>22.
- Làm vệ sinh lỗ khoan: thổi bụi và làm sạch bột đá thành lỗ bằng chổi sắt hoặc nhựa.
- Bơm hóa chất từ đáy lỗ tịnh tiến ra ngoài khoảng 2/3 lỗ.
- Lắp đặt cốt thép: đưa cây cốt thép vào nhẹ nhàng theo hình xoắn ốc, đảo chiều đến khi vào hết chiều sâu lỗ.

3. Những lưu ý khi thi công:

- Đối với những trường hợp khoan cấy thép để ghép dầm hoặc cột đơn vị thi công nên đục nhám bề mặt bê tông trước khi đổ bê tông. Đối với những góc cạnh có thể đục tỉa hở thép để biết vị trí cần khoan.

Keo ramset epcon G5 giúp thi công cấy thép chờ đạt hiệu quả cao nhất

Hình 2: Keo Ramset Epcon G5

- Có thể sử dụng keo RAMSET EPCON G5 để thi công giúp ích như:
Tiết kiệm được rất nhiều thời gian thi công, các công việc khác liên quan không phải chờ lâu
+ Đảm bảo tính nguyên vẹn và khả năng chịu tải của bê tông và cốt thép như ban đầu
+ Giúp cho công tác cốp pha được dễ dàng thuận tiện, ít lãnh phí cốp pha
+ Thích hợp với các phương pháp thi công hiện đại như cốp pha bay, cốp pha trượt...
+ Đặc biệt thích hợp và tiện dụng cho công trình cải tạo, sửa chữa, nối thêm các liên kết, kết cấu mới vào kết cấu cũ mà không ảnh hưởng đến khả năng chịu tải ban đầu.

- Các lỗ khoan thường phải lớn hơn 3-5mm đường kính thép cần cấy vào, ví dụ đường kính cốt thép là 10mm thì đường kính lỗ khoan là 14mm, đường kính cốt thép là 12mm thì đường kính lỗ khoan là 16mm...
- Thời gian khô cứng của keo kéo dài từ 2-6 giờ nên trong thời gian đó hạn chế tác động lên các cây thép đã được bôi keo và cắm vào lỗ.

Lời kết:

Qua bài viết được tổng hợp từ những kiến thức trên internet và kinh nghiệm thực tế, chúng tôi hy vọng sẽ giúp các bạn có thể thi công khoan cấy thép chờ đạt chất lượng và hiệu quả cao nhất.

- Nguồn: Thi công khoan cấy thép chờ -