1. Skip to Menu
  2. Skip to Content
  3. Skip to Footer

Cần phá dỡ cầu Thuận An gấp

Cần phá dỡ cầu thuận an gấp để thuyền ra biển lớnNgư dân ở cửa biển Thuận An, huyện Phú Vang rất muốn đầu tư tàu thuyền mới có công suất lớn để vươn xa ra khơi. Tuy nhiên, họ đã gặp khó vì chiều cao hạn chế của cây cầu cũ Thuận An (nay không sử dụng vì đã có cầu mới) và sự bồi lấp cửa biển... khiến việc đi lại của tàu thuyền, hàng hải bị kìm hãm.

Phải phá dỡ cầu cũ để ngư dân vươn xa trên biển Cầu cũ Thuận An ngừng hoạt động vì đã có cầu mới nhưng đến nay cây cầu này vẫn chưa được phá khiến cho tàu thuyền ra vào gặp nhiều khó khăn.

Mỗi lúc “chạm trán” với cầu cũ Thuận An, nhiều ngư dân ở huyện Phú Vang ngán ngẩm: “Đây hầu hết là tàu nhỏ, nhưng lần nào đi qua cầu, ngư dân cũng phải thuê người, máy móc hạ độ cao xuống mới chui lọt”.

Ngư dân Nguyễn Văn Đức chia sẻ: “Giờ đánh bắt gần bờ thì chẳng có gì, anh em ai cũng muốn đi ra tận Hoàng Sa. Nhưng, muốn vươn khơi xa phải đầu tư tàu thuyền công suất lớn. Trong khi cây cầu cũ Thuận An vẫn nằm chình ình trước cửa biển thì làm sao đóng tàu công suất lớn được”.

Trao đổi với PV Báo Thanh tra, ông Nguyễn Tiến Tùy, Phó Chủ tịch UBND xã Phú Thuận, cho biết: “Toàn xã có 56 tàu đánh bắt xa bờ, nên nhiều lần ngư dân đã kiến nghị lên chính quyền các cấp phá dỡ cầu cũ Thuận An và khai thông cửa biển. Cầu cũ và cửa Thuận An đã vô tình cản trở đến việc cải hoán tàu thuyền lên công suất lớn của ngư dân”.

Cần phá dỡ cầu thuận an gấp để thuyền lớn có thể ra khơi
Nhiều tàu thuyền không thể qua được cầu cũ Thuận An. Ảnh: Trần Quốc

Theo ông Nguyễn Thanh Phát, Chủ tịch Hội Nghề cá xã Vinh Thanh (huyện Phú Vang), đồng thời là chủ tàu cá đánh bắt xa bờ có công suất 165 CV, toàn xã có 17 tàu đánh bắt xa bờ, thường làm nghề câu cá lạt. Nghề này chủ yếu hoạt động vào mùa Đông, ngư dân ra khơi và trúng lớn khi biển động cấp 5 - 6. Nhưng, mỗi khi ra khơi, họ gặp rất nhiều khó khăn khi qua cầu cũ Thuận An.
Chiều cao của cầu cũ Thuận An tính từ mép nước lên chỉ 4m, trong khi các trụ cẩu trên tàu có chiều cao vượt trội nên mỗi lần qua cầu là phải hạ độ cao. Công việc hạ độ cao mất rất nhiều thời gian, sức lực, có khi phải bỏ 500.000 đồng/lần để thuê máy móc về hạ cần cẩu xuống vì nó rất nặng.

Chưa hết, ngư dân còn phải đối mặt với nạn bồi lấp của cửa biển Thuận An. Ông Trần Nhân, chủ thuyền Thuận An nói: “Đoạn cửa biển bị bồi lấp kéo dài khoảng 800m, luồng chỉ sâu chưa tới 2m, rộng 20m. Mỗi lần ra, vào phải vừa chạy vừa “dò” độ sâu mất gần một giờ đồng hồ. Những lúc sóng lớn, nhiều tàu còn bị nạn vì luồng lạch quá cạn. Vì thế, vào mùa mưa bão, tàu cá của chúng tôi thường phải vào vịnh Đà Nẵng neo đậu rất tốn kém và mất thời gian, nhiều khi gặp nguy hiểm khi bão vào nhanh, nhưng không còn cách nào khác”.

Hiện, Thừa Thiên - Huế có 226 tàu đánh bắt xa bờ có công suất từ 90 - 420 CV, tập trung đa số ở huyện Phú Vang và cửa Thuận An. Ông Nguyễn Quang Vinh Bình, Chi cục Trưởng Chi cục Khai thác và Bảo vệ Nguồn lợi Thủy sản Thừa Thiên - Huế nói: Chúng tôi đã nhiều lần kiến nghị lên cấp trên phá bỏ cầu cũ Thuận An và khơi thông cửa biển Thuận An để ngư dân thuận lợi ra khơi, nhưng đến nay vẫn chưa được giải quyết.

Cửa biển thuận an bị bồi lấp khiến tàu thuyền không thể qua lại
Cửa biển Thuận An bị bồi lấp khiến tàu cá ra vào khó, ngành hàng hải không thể phát triển được. Ảnh: Trần Quốc

Ông Nguyễn Ngọc Lễ, Trưởng phòng Tổ chức hành chính, Công ty Cổ phần Cảng Thuận An cho biết: “Do việc bồi lấp cửa biển nên hiện nay, cảng chỉ đón được những tàu hàng loại 1.000 tấn trong 3 tháng mùa hè. Những tháng còn lại, chỉ có tàu trọng tải dưới 500 tấn mới vào được”.

Trong khi đó, Cảng Thuận An có công suất xếp dỡ hàng hóa lên đến 350.000 - 400.000 tấn/năm, có thể phục vụ cùng lúc 3 tàu hàng. Nhiều chủ hàng muốn cập tàu vào đây vì được lợi về đường thủy lẫn đường bộ. Thế nhưng, hiện nay lượng tàu vào cảng quá ít, trung bình mỗi năm chỉ đón được 50.000 - 60.000 tấn.

“Nhiều lúc chủ hàng rất muốn vào cảng, nhưng chúng tôi cũng phải từ chối vì tàu vào là bị mắc cạn. Hiện, cảng chúng tôi có 1 con tàu trọng tải 1.000 tấn, nhưng rồi cũng phải vào Cảng Chân Mây để xuống hàng. Cửa biển Thuận An đã làm các chủ hàng và cả chúng tôi thiệt thòi rất nhiều”, ông Lễ nói.

Trước đó, tháng 9/2010, Cục Hàng hải Việt Nam tiến hành đầu tư nạo vét luồng vào Cảng Thuận An, với kinh phí hơn 4 tỷ đồng. Sau khi hoàn thành vào tháng 7/2011, luồng sâu 3,5m, rộng 60m, đáp ứng cho tàu 1.000 tấn vào. Có điều, chỉ vài tháng sau thì tàu trên 500 tấn không thể ra, vào được.

- Nguồn: Phá dỡ cầu Thuận An- Thanh tra chính phủ -