1. Skip to Menu
  2. Skip to Content
  3. Skip to Footer

Nghề phá dỡ công trình trong mắt báo giới

Nghề phá dỡ nhà cũ trong mắt báo giớiHiện nay quá trình phát triển đô thị hóa của các thành phố lớn diễn ra nhanh chóng, các căn nhà lụp xụp, cũ kỹ sẽ được thay bằng các tòa nhà cao tầng sang trọng. Để có được mặt bằng thi công, các nhà thầu buộc phải phá bỏ các công trình cũ trên diện tích thi công. Vì vậy, dịch vụ phá dỡ nhà cũ, khoan cắt bê tông ở khu vực TP.HCM đang làm ăn phát tài. Công việc nặng nhọc và tai nạn luôn rình rập với những lao động không có bảo hiểm tai nạn, không có trang thiết bị bảo hộ chuyên ngành.


Nghề đòi hỏi sức khỏe, chăm chỉ, kỹ thuật:
Họ là những tập hợp các chàng trai ở ngoại thành đến làm việc ở các công ty phá dỡ chuyên nghiệp vì cuộc sống mưu sinh và lòng yêu nghề. Trong tay có sức khỏe, lòng nhiệt huyết và sau khi được công ty chỉ dẫn họ đã trở thành những công nhân phá dỡ thực thụ. Với những công trình có vị trí thi công hiểm trở, xe cơ giới không thể vào được như với những căn nhà bêtông cốt thép cao bốn, năm tầng cần được phá dỡ, chỉ trong vài ba tuần đã được họ hoàn thành chỉ cần bằng các vật dụng cầm tay: máy bắn, máy khoan, máy cắt, búa.... Với những căn nhà cấp 4 cần phá dỡ thì chỉ mất hai ba ngày.
Hoàng Xuân Tuấn 27 tuổi, ở xã Đại Hà (Kiến Thụy) đã gần 10 năm theo “nghề phá dỡ” này. Anh cùng 20 thanh niên cùng xã tham gia vào công ty phá dỡ có địa chỉ tại Bình Dương, cắt phá bêtông trên khắp địa bàn Bình Dương, Đồng Nai, TP.HCM và các tỉnh thành lân cận. Với tuổi trẻ, sự gan lỳ và sáng tạo trong nghề, anh Trường được công ty này rất tin tưởng, và được lên chức Đội trưởng chỉ sau 5 năm đầu quân. Chính nhờ khoản trợ giúp của công ty và số tiền dành dụm của 2 vợ chồng, cuộc sống của gia đình anh đã thay đổi rất nhiều, anh đã xây được căn nhà khang trang ở Bình dương, con cái cũng được tạo điều kiện học tập. Anh Trường tâm sự, nghề phá dỡ nhà cũ và khoan cắt bê tông trước kia thực sự là nghề nguy hiểm, bởi luôn phải thao tác trên cao, đối mặt với cột đè, tường đổ. Bên cạnh đó phải bảo đảm an toàn tính mạng, tài sản cho những người ở căn hộ liền kề và môi trường chung quanh. Đã không ít người phá dỡ nhà “vỡ mày vỡ mặt”, thậm chí bỏ nghề khi có tai nạn chết người trong quá trình phá dỡ. Đền mạng người nhiều tiền lắm, nhưng vì cuộc sống, anh trường vẫn phải đeo đuổi cái nghề cho là bạc này. Nhưng từ khi anh gia nhập Công ty Phá dỡ đó thì suy nghĩ của anh về nghề cũng thay đổi rất nhiều, họ có nhân viên kỹ thuật, kỹ sư, xe cơ giới, máy móc hiện đại, trang bị bảo hộ cũng rất kỹ càng, nên anh đã xin cho rất nhiều anh em cùng quê đang thất nghiệp vào làm cùng. Anh chia sẽ một số công đoạn khi thi công: Để hạn chế thấp nhất tai nạn, khi bước vào phá dỡ nhà cũ phải quan sát kỹ lưỡng, hỏi cặn kẽ lịch sử, kết cấu công trình của gia chủ. Thỏa thuận công phá dỡ, ký kết hợp đồng, các điều khoản ràng buộc về an toàn lao động, môi trường xong xuôi rồi mới bắt tay làm. Khâu đầu phải dùng bạt quây công trình. Những điểm tiếp giáp với lối đi phải dùng tôn che chắn gạch, đá, bêtông không để văng ra ngoài, gây nguy hiểm cho người và công trình liền kề. Tiếp theo phải dùng máy khoan tháo tất cả cửa, mái tôn, sau đó khoan cắt, đập phá tường, cầu thang, sàn nhà. Gắn bó với nghề, anh Trường được Công ty cho đi tham quan các công nghệ phá dỡ ở các nước bạn như Thái lan, Singapore, a đã học hỏi được rất nhiều kinh nghiệm từ đồng nghiệp nước bạn, đồng thời anh về truyền lại cho anh em ở đội của mình, vậy nên tay nghề  đội quân của anh tiến bộ nhiều. Qua nhiều công trình phá dỡ, các anh đúc rút kinh nghiệm phân công người hợp lý bảo đảm hiệu quả công việc và đặt sự an toàn lên hàng đầu. Đối với nhà ba tầng, bao giờ, anh cũng cho quân khoan sàn tầng 2 trước, nhưng để lại cốt thép tạo thành lưới sắt đỡ vôi thầu gạch vỡ khi phá dỡ tầng 3. Tiếp theo phá tường bao và cắt cột bê tông. Khâu này nguy hiểm nhất, bởi nếu không cẩn thận, chết người như chơi. Vì vậy, không thể tham đẩy cả mảng tường phải phả đánh tỉa từng tí, bảo đảm an toàn mới đẩy đổ tường. Khi hạ cột bêtông, anh Trường dùng cáp, thừng cô chặt cột lại và dùng máy khoan lớp bao chân cột đến khi lộ cốt thép mới dùng máy cưa đĩa, hoặc đèn khò cắt chân cột, dùng dây hạ cột từ từ xuống đất, sau đó mới đập bêtông để thu hồi sắt. Cẩn thận là vậy, nhưng vẫn không tránh khỏi tai nạn, có lần suýt chết cả đám khi nhà đang phá dở dang, gặp mưa, cả mấy bức tường đổ ụp ngay trước mắt mọi người.

Danh tiếng một ngành nghề:

Việc phá dỡ nhà cũ để xây dựng nhà mới là nhu cầu chính đáng của mọi tổ chức, cá nhân, và nghề phá dỡ khoan cắt bê-tông cũng đáng trân trọng, nhưng lâu nay, chưa cơ quan chức năng nào quản lý nghề nguy hiểm này. Mọi thỏa thuận đều do người dân tự thực hiện, bao giờ chủ nhà cũng “bắt” người phá dỡ cam kết chịu trách nhiệm an toàn về người và tài sản, công trình kiến trúc căn hộ liền kề trong quá trình thi công. Những người thợ phá dỡ nhà cũ, khoan cắt bêtông đơn lẻ trước kia đa phần đều tập hợp vào các Công ty phá dỡ chuyên nghiệp, ở đó họ được đảm bảo cuộc sống với mức lương cũng khá ( Tầm 3,5tr sau khi trừ chi phí/tháng) và được trang bị các thiết bị hổ trợ và an toàn lao động cũng được đảm bảo. Hầu hết, ở các cơ sở Khoan cắt bê tông nhỏ lẻ, lao động thường không có bảo hiểm tai nạn, mỗi khi gặp tai nạn nhẹ thì may, còn nặng đến mức không có khả năng lao động nữa thì vợ con thiệt thòi. Chủ công trình và chủ sử dụng lao động cũng chỉ thăm hỏi, chia sẻ thời gian đầu, còn sau đó, người xấu số gánh chịu.
Nên chăng, đối với những công trình cần phá dỡ trong khu dân cư cần có sự quản lý của chính quyền địa phương và ngành xây dựng, nhằm bảo đảm an toàn tuyệt đối người dân và công trình liền kề. Như vậy, người làm dịch vụ phá dỡ nhà cũ, khoan cắt bêtông phải có giấy phép hành nghề do sở chuyên ngành cấp khi có đủ điều kiện quy định. Theo điều tra của Báo lao động, trên địa bàn Tp.HCM, Bình Dương, Đồng Nai chỉ có một số ít Công Ty phá dỡ là đáp ứng tương đối tốt các vấn đề đó. Do đặc thù nghề nghiệp, lao động nghề này cần phải được chủ sử dụng lao động mua bảo hiểm tai nạn, để khi có sự cố đáng tiếc còn có điều kiện chữa trị. Với nghề nguy hiểm này, cộng đồng cần trân trọng những người “thợ mở đường” – khởi đầu cho việc xây dựng những công trình mới, góp phần phát triển thành phố ngày càng hiện đại văn minh. Đồng thời tạo điều kiện pháp lý để họ hành nghề thuận lợi, vơi bớt lo âu, tránh những rủi ro trong công việc./.

Nguồn: Thaodocongtrinh.vn -