1. Skip to Menu
  2. Skip to Content
  3. Skip to Footer

Tách phá bê tông bằng xilanh thủy lực

Thiết bị tách phá bê tông bằng xilanh thủy lựcThiết bị tách phá bê tông bằng xilanh thủy lực có tên quốc tế là Rock Splitter, được sản xuất đầu tiên ở Đức vào năm 1998. Sản phẩm này ra đời đánh dấu một bước ngoặt lớn về công nghệ phá dỡ không kiểm soát, góp phần đáng kể nâng cao năng suất công việc cũng như giảm thiểu tiếng ồn.

* Tìm hiểu cấu tạo của thiết bị:

Máy tách phá bê tông thuỷ lực bao gồm hai bộ phận chính là trạm nguồn thuỷ lực và búa tách tách phá bê tông, trạm nguồn cung cấp dầu cao áp dẫn động cho Xilanh sản sinh lực đẩy cực lớn, lực này sau khi được cơ cấu puli khuếch đại có thể làm cho vật bị tách tách ra theo đúng phương đã xác định trước.

* Nguyên lý hoạt động:
Máy tách phá bê tông thuỷ lực bao gồm : trạm nguồn thuỷ lực áp lực cao gắn liền với hệ thống van điều khiển, Xilanh búa tách phá bê tông, gắn liền với tổ hợp puli chêm và hệ thống đường ống cao áp.

Tổng quan thiết bị tách phá bê tông

Hình 1: Thiết bị tách phá bê tông bằng xilanh thủy lực

Sử dụng khoan khí nén, khoan thuỷ lực, hoặc dùi sắt tạo lỗ trên bê tông, cắm đầu búa tách phá bê tông vào lỗ. Khi khởi động trạm nguồn thuỷ lực, trạm nguồn hoạt động sẽ bơm dầu áp lực cao dẫn động đẩy puli chêm ở giữa đầu búa làm cho puli chêm ngược chiều mở ra sản sinh lực tách cực lớn ( đạt 450 – 600 tấn ). Lực tách này tách từ bên trong của khối bê tông ( lực này cùng phương và chiều với lực kéo, như đã biết đối với kết cấu của bê tông lực kháng kéo nhỏ hơn rất nhiều lực kháng nén, chỉ bằng 10% lực kháng nén ). Bê tông chịu tác dụng của lực tách sẽ bị tách ra theo đúng hướng đã định trước.

* Phương thức thi công:

Phương thức thi công thực tế của xilanh thủy lực

Hình 2: Phương thức thi công

b1: khoan một lỗ có đường kính từ 46 ~ 50mm và có độ sâu 610mm
b2: cho đầu nêm vào từng lỗ, xác định đúng hướng cần tách phá. Vật liệu sẽ được tách trong vòng 10 giây kể từ khi điều chỉnh van lên mức 400 tấn.

* Ưu điểm:

Bảng thông số kỹ thuật của xilanh thủy lực

Hình 3: Bảng thông số kỹ thuật

- Lực tách cực lớn lên tới 413 tấn, vì vậy có thể tách được những khối bê tông lớn, kể cả bê tông cốt thép mác cao.
- Lượng bụi phát ra từ việc thi công hầu như không có khi thi công tách, lượng bụi nhỏ phát ra duy nhất là khi tiến hành khoan tạo lỗ nêm.
- Không có rung động nên không ảnh hưởng đến kết cấu xung quanh.
- Trọng lượng nhẹ nên dễ dàng di chuyển cũng như thi công.
- Tính linh động cao, có thể thi công ở những vị trí cao, dưới nước, những nơi thiết bị đục phá thông thường không thể hoạt động.
- Tính an toàn cho người sử dụng cao.
- Kiểm soát tốt khi sử dụng để tách đá hoặc bê tông khối không có thép.

* Nhược điểm:
- Chi phí đầu tư cực lớn, với giá FOB ~ 20.000USD .
- Cũng như thi công bằng bột nở, thiết bị Rock Splitter này khó kiểm soát được độ nứt khi sử dụng cho phá bê tông có thép, vì vậy việc thi công cần được tính toán kỹ lưỡng trước đối với các công trình cải tạo.
- Phụ tùng thay thế còn hiếm.
- Gặp khó khăn khi thi công với bê tông có thép dầy và đường kính lớn.

* Ứng dụng:

Ứng dụng của thiết bị xilanh thủy lực phá bê tông

Hình 4: Ứng dụng trong tách khối bê tông

- Tách đá trong các hầm mỏ
- Phá bê tông khối, bê tông tường vậy, phá bê tông dưới nước, phá đầu cọc bê tông
- Tách 2 bức tường dính liền

* Những lưu ý:

- Không được sử dụng xilanh như đòn bẩy hoặc nâng vác
- Khi đang thi công tách phá bê tông, cần có người giữ xilanh để tránh hiện tượng rơi rớt xảy ra khi xilanh tách đạt bề rộng tối đa.

Tóm lại:

Thiết bị tách bê tông bằng thủy lực này tuy có rất nhiều ưu điểm, đã được các quốc gia trên thế giới sử dụng phổ biến, nhưng hầu như chưa được ứng dụng ở nước ta. Một nguyên nhân chính là: Việt Nam có nguồn lao động dồi dào và rẻ nên chi phí để thi công bằng cách thức và phương tiện phổ biến khác sẽ đem lại hiệu quả hơn rất nhiều lần.

- Nguồn: Thaodocongtrinh.vn -