1. Skip to Menu
  2. Skip to Content
  3. Skip to Footer

Tự truyện khoan cắt bê tông

khoan-cat-be-tongCũng như bao buổi sáng bình thường khác. Tôi thức giậy với một chút nhỏng nhẻo của trẻ thơ lên 5 tuổi. Tôi nhìn ra tấm tường đối diện với những con dấu đầy màu sắc xanh đỏ và số lượng tăng lên từng ngày. Ngày ngày tôi và lũ trẻ trong khu phố cùng nô đùa bên những dấu mộc đặc biệt đó, và thời gian cứ trôi qua với biết bao nhiêu con dấu mới cũ, kẻ đóng, người xóa. 

 

khoan cat be tong

Và tuổi thơ của tôi đã gắn liền với những dấu mộc mà những ông tây nói " Chỉ có ở Việt Nam ". Khi lớn lên, với bao cố gắng và hy vọng của gia đình. Cuối cùng tôi cũng đậu vào một trường Đại học xây dựng có tiếng ở Hà Nội. Duyên thay khi ra trường, tôi mới được gặp những tác giả thực thụ của những con dấu mà khu phố tôi ở phải ăn ngủ chung mà không có giải pháp khắc phục. Tôi gặp họ cũng khá tình cờ khi công trình tôi đang quản lý có phá sinh hạng mục và cần đập phá một vài chi tiết nhỏ. Tôi đã ra một góc khuất của bức tường còn mới nhưng đã bị những con dấu đè lên nhau, chen chúc. Tôi gọi vào một số nước sơn đang còn khá mới 0903 xxx xxx. Alo... đầu dây bên kia là một dọng đàn ông nói chuyện khá chững chạc và đầy "chuyên nghiệp". Sau một hồi ngã giá, anh đã đồng ý đến làm cho tôi. Và đúng 7h sáng hôm sau, một trong hàng ngàn tác giả của con dấu " truyền kỳ" đã tới. Không giống như suy nghĩ của tôi ban đầu, tôi trông họ rất hiền lành, ăn nói lịch sự và đầy hiểu biết. Sau khi kết thúc công việc, tôi thanh toán tiền công cho anh và mời đi uống cafe tâm sự.
Ngồi nghe anh tâm sự, tôi thấy có một chút xuyến xao trong lòng. Ai ai cũng phải tức giận khi sáng giậy, bức tường mới cáu nhà mình lại bị những con dấu làm bẩn. Nhưng đằng sau đó là cả một câu chuyện dài. 

Họ cũng như bao lao động khác, với sự túng quẫn của vùng quê nghèo khu vực Bắc Ninh. Quanh năm 2 vụ lúa, chỉ đủ ăn là may mắn thì lấy đâu ra tiền cho con ăn học. Họ lên thủ đô hào hoa với ước mơ đổi đời, mỗi ngày làm quật quật từ sáng tới tối mịt kiếm 50.000đ thì ngày đó coi như thành công. Nhưng cuộc sống đâu có đơn giản vậy, người người bỏ quê ra Hà Nội dẫn đến nguồn việc vặt đã nhỏ nay lại chia năm xẻ bảy. Cuộc sống nơi đô thành lại lâm vào ngỏ cụt, và rồi không biết ý tưởng từ đâu. Những con dấu " truyền kỳ" đó đã xuất hiện đầu tiên ở Hà Nội vào những năm 1987. Mới đầu là được viết bằng vôi pha loãng, sau này  mới được ải tiến lên thành "con dấu".

Anh tâm sự tiếp: biết vẽ bậy lên tường người ta như vậy là không nên, nhưng vì cuộc sống nên mới liều mạng như vậy. Nếu người dân họ mà bắt được thì cho ăn nhừ đòn" 

Và cứ như vậy, con dấu " truyền kỳ đó" được lan rộng ra khắp cả nước với đủ màu sắc và cải tiến. Với sự phát triển của xây dựng, thì dịch vụ khoan cắt bê tông cũng ăn nên làm ra. Nhưng để được như vậy, họ phải trải qua biết bao khổ cực. Ngày đi  làm, tối ngủ công viên...

Sau một hồi tâm sự với anh, tôi cũng ngẫm ra nhiều điều. Không có nghề nào sinh ra là vô dụng, nhưng cái cách để tạo nên chữ " nghề" đó thì cần sự hiểu biết và cảm thông từ nhiều phía.

Sẽ đến một lúc nào đó, những con dấu sẽ không còn, nhưng chắc chắn rằng tôi sẽ nhớ nó./.

Hoàng Thanh - Báo người lao động